Châu Á Lịch sử bia

Bằng chứng thời tiền sử cho thấy việc làm bia bắt đầu khoảng 5400 năm TCN ở Sumer (miền nam Iraq hiện nay). Tuy nhiên, giống như lịch sử rượu whiskey ngo, sản xuất đồ uống có cồn thường được xem như một cách để bảo quản ngũ cốc dư thừa hơn là một nghề thủ công.

Các tài liệu cổ và kết quả khai quật mộ cổ gần dây cho thấy, người Trung Quốc đã làm đồ uống có cồn từ mạch nha và ngũ cốc bằng nấm men từ thời tiền sử, nhưng người Trung Quốc lại xem quá trình biến đổi mạch nha là không hiệu quả khi đem so với việc dùng nấm men, đặc biệt là với gạo (gạo ủ với nấm men được gọi là Tửu khúc (酒麴) trong tiếng Trung Quốc và Koji trong tiếng Nhật), gạo nấu chín được trộn với nấm men sẽ biến tinh bột trong gạo lên men, sản phẩm sau khi chưng cất là đồ uống có cồn và bã (người Trung Quốc dùng bã gọi là Tửu tao (酒糟) làm nguyên liệu để nấu ăn, còn ở phương Tây lại dùng rượu vang). Hơn nữa, cây hoa bia không mọc ở Đông Á nên đồ uống có cồn làm từ mạch nha sẽ không thể giữ lâu, và việc dùng mạch nha để sản xuất đồ uống có cồn dần dần mờ nhạt ở Trung Quốc, cho đến khi nó biến mất khỏi lịch sử Trung Quốc vào cuối Triều đại nhà Đường. Người Trung Quốc chủ yếu sử dụng gạo để nấu rượu, nên họ ít biết tới các loại rượu vang từ trái cây cho đến khi chúng được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Đồ uống có cồn làm từ gạo nấu chín lên men bởi các loại vi khuẩn vẫn tiếp tục được sản xuất cho đến ngày nay, một số đồ uống được phân loại như bia (mễ tửu (米酒 mijiu) trong tiếng Trung và Sake trong tiếng Nhật) vì chúng được làm từ tinh bột hơn là đường trái cây. Tuy nhiên, đây còn là một điểm gây tranh cãi, và các đồ uống như vậy thường được gọi là "rượu gạo" hay "sake", đây là những từ chung chung trong tiếng Trung và tiếng Nhật cho tất cả các loại đồ uống có cồn.

Một số nền văn hóa trên đảo ở Thái Bình Dương đã biết lên men tinh bột, và tinh bột biến thành đường lên men nhờ nước bọt của người giống như loại đồ uống chicha ở Nam Mỹ. Nhiều bộ lạc trên thế giới cũng làm đồ uống theo cách này, họ nhai hạt ngũ cốc và sau đó phun lên bình lên men hoặc phun vào bình lên men có gạo đã nấu chín, sau đó bình được đậy kín để quá trình lên men diễn ra. Enzyme trong nước bọt đã biến tinh bột thành đường lên men, loại đường này được lên men bằng nấm men tự nhiên. Sản phẩm dù là đồ uống được gọi là bia hay không đôi khi vẫn có tranh cãi, vì:

  1. Rượu làm từ gạo ở châu Á không làm từ mạch nha.
  2. Phương pháp này thường được sử dụng với các nguyên liệu như khoai mỡ, khoai môn, hoặc các loại rau củ quả chứ không hẳn là ngũ cốc.

Một số bộ lạc người Đài Loan thực hiện quá trình ở một bước cao hơn là chưng cất đồ uống có cồn và kết quả là rượu. Tuy nhiên, có vẻ như không có bộ lạc Đài Loan nào biết cách phát triển hệ thống chữ viết, nên không có tài liệu nào nói về việc này diễn ra như thế nào, hoặc có thể kỹ thuật chưng cất này được mang từ Trung Quốc đại lục đến cùng với người nhập cư vào thời Hán. Thực tế cho thấy kỹ thuật này thường được tìm thấy trong các bộ lạc sử dụng kê (một loại ngũ cốc bản địa ở miền bác Trung Quốc) làm nguyên liệu.

Nhà máy bia đầu tiên ở châu Á được thành lập chính thức vào năm 1855 (dù nó đã được thành lập từ trước đó) do Edward Dyer làm chủ. Nhà máy bia này được đặt ở Kasauli trên dãy núi Himalaya, Ấn Độ và có tên gọi là Dyer Breweries. Công ty này hiện vẫn đang hoạt động và được biết đến với tên gọi Mohan Meakin, ngày nay đây là một tập đoàn lớn gồm nhiều công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử bia http://ebooks.adelaide.edu.au/x/xenophon/x5an/book... http://www.beer-pages.com/stories/complete-guide-b... http://www.beerh.com/history-of-beer/ http://www.britannica.com/eb/article-66615/beer http://www.craftbeer.com/pages/beerology/small-ind... http://books.google.com/?id=3SapTk5iGDkC&pg=PA141&... http://books.google.com/?id=KVbBA3x9wW0C&pg=PA16&d... http://books.google.com/?id=QqnvNsgas20C&pg=PA89&d... http://books.google.com/?id=a1W2mTtGVV4C&pg=PA297&... http://www.manolith.com/2009/04/15/history-lesson-...